Hợp tác giữa các nước về năng lượng tái tạo
Theo hãng CNN, khi người dân New York uống cà phê buổi sáng, một hệ thống lưới điện lớn cần thiết phải được hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu dùng điện.
Thông thường, hàng chục nhà máy điện sẽ chuyển sang hoạt động khi nhu cầu về điện tăng mạnh vào giờ ăn sáng và liên tục gia tăng cho đến khi người dân ở thành phố ăn tối xong.
Chắc chắn, hầu hết nguồn năng lượng đó vẫn đang được tạo ra từ khí đốt tự nhiên làm nóng hành tinh. Mặc dù bang New York (Mỹ) đang cố gắng nhanh chóng phủ xanh lưới điện để làm chậm biến quá trình đổi khí hậu, nhưng không phải lúc nào cũng có đủ năng lượng gió hoặc mặt trời đáp ứng nhu cầu sử dụng trong của người dân. Công nghệ lưu trữ năng lượng tái tạo trong thời gian dài cũng chưa thể làm chủ hoàn toàn.
Nhóm làm việc của bang đang tìm kiếm các giải pháp cách xa ngàn dặm - không phải từ phía Tây nước Mỹ tới California đầy nắng với tiềm năng năng lượng mặt trời mà là xa hơn nữa từ phía đông nước Mỹ tới Vương quốc Anh.
Nhóm hiện muốn xây dựng một hệ thống kết nối năng lượng dưới đại dương lớn nhất thế giới giữa các lục địa, nối châu Âu với Bắc Mỹ thông qua 3 cặp cáp điện áp cao. Các dây cáp sẽ trải dài hơn 2.000 dặm khắp đáy Đại Tây Dương, kết nối phía tây của Vương quốc Anh với phía đông Canada và từ New York với phía tây nước Pháp.
Bộ kết nối cũng gửi đường truyền năng lượng tái tạo cả phía đông và phía tây, tận dụng năng lượng mặt trời trong hành trình ban ngày.
Nhà máy điện mặt trời của công ty Noor Energy bên ngoài thị trấn Ouarzazate, trung tâm Ma-rốc, bên rìa sa mạc Sahara
|
Ông Simon Ludlam, người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty Etchea Energy, đồng thời là một trong 3 người châu Âu dẫn đầu dự án, cho biết khi mặt trời lên cao, chúng ta có nhiều năng lượng ở châu Âu hơn mức người dân thực sự có thể sử dụng. Chúng ta vừa có gió và vừa có quá nhiều năng lượng mặt trời. Đó là thời điểm tốt để gửi năng lượng đến nơi có nhu cầu cao, chẳng hạn như Bờ Đông nước Mỹ.
Mạng lưới cáp năng lượng xanh đang bắt đầu trải rộng khắp đáy đại dương trên thế giới và nhanh chóng trở thành một phần của giải pháp khí hậu toàn cầu, truyền tải số lượng lớn năng lượng tái tạo lớn đến các quốc gia đang nỗ lực thực hiện quá trình chuyển đổi xanh.
Quá trình này cũng tạo dựng những mối quan hệ mới nhằm định hình lại bản đồ địa chính trị và bắt đầu một số cuộc chiến năng lượng dưới đáy đại dương trên thế giới.
Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, nhu cầu khử carbon chưa bao giờ cấp thiết đến thế. Trong thập kỷ này, thế giới phải loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và khoảng một nửa lượng khí thải carbon nếu muốn hạn chế biến đổi khí hậu.
Cáp dưới đại dương sẽ là công cụ quan trọng để tăng tốc độ hấp thụ năng lượng tái tạo. Phân tích từ Climate Action Tracker cho thấy thế giới đang triển khai chậm hơn so với các mục tiêu về khí hậu khi hầu hết các quốc gia vẫn chưa tuân thủ Thỏa thuận Paris để cắt giảm ô nhiễm do làm nóng hành tinh.
"Cường quốc năng lượng tái tạo"
Hiện tại, các tuyến cáp năng lượng tái tạo đã triển khai giữa nhiều quốc gia ở châu Âu, hầu hết là các nước láng giềng đồng minh. Không phải tất cả các nước đều thực hiện năng lượng tái tạo nhưng những mạng lưới mới đang được xây dựng vì một tương lai năng lượng xanh.
Vương quốc Anh đã kết nối mạng lưới cáp dưới đại dương với Bỉ, Na Uy, Hà Lan và Đan Mạch. Họ cũng đăng ký liên kết năng lượng mặt trời và gió với Maroc để tận dụng quãng thời gian dài có mặt trời và gió ở vùng xích đạo của quốc gia Bắc Phi này.
Những đề xuất tương tự đang xuất hiện trên toàn cầu. Một dự án có tên là "Sun Cable" thực hiện gửi năng lượng mặt trời từ Australia đầy nắng đến quốc gia Đông Nam Á là Singapore, nơi cũng cũng tràn ngập ánh nắng nhưng có rất ít chỗ cho các trang trại năng lượng mặt trời.
Trong khi đó, Ấn Độ và Ả Rập Saudi cũng có kế hoạch liên kết lưới điện tương ứng thông qua Biển Ả Rập, một phần trong kế hoạch hành lang kinh tế rộng lớn hơn để kết nối châu Á, Trung Đông và châu Âu.
Laurent Segalen, người sáng lập công ty năng lượng tái tạo Megawatt-X có trụ sở tại London, đồng thời là thành viên của bộ ba đề xuất đường cáp kết nối xuyên Đại Tây Dương, cho biết các tuyến cáp châu Âu-Mỹ có thể truyền 6 gigawatt năng lượng theo cả hai hướng với tốc độ ánh sáng.
Ngoài ra, Alberto Rizzi, một thành viên chính sách tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, người nghiên cứu địa chính trị về năng lượng và cơ sở hạ tầng cũng nhấn mạnh trong nhiều thập kỷ qua, Nga đã có được vai trò "quá lớn" trên trường thế giới nhờ nguồn tài nguyên than, dầu và khí đốt dồi dào. Nhưng điều đó có thể thay đổi khi Châu Âu và Mỹ - và thậm chí cả các quốc gia dầu mỏ truyền thống ở Trung Đông - đầu tư vào năng lượng tái tạo.
"Nếu bạn nhìn vào các nước vùng Vịnh, họ đang đầu tư rất nhiều vào năng lượng tái tạo. Những nước này cũng muốn trở thành nhà cung cấp chính đối với năng lượng xanh. Họ muốn duy trì vai trò hiện tại là những cường quốc năng lượng, ngay cả trong quá trình chuyển đổi," ông Rizzi nhấn mạnh.
Theo toquoc.vn